Gói trải nghiệm dành cho khách hàng mới
Đặt lịch hẹn
Đặt lịch hẹn

9 vấn đề khi niềng răng mắc cài mà bạn chắc chắn gặp phải

Niềng Răng

 

Phải làm gì khi trong thời gian niềng răng mà mắc cài của bạn bị bung sút, kèm theo các vấn đề khó chịu khác khiến bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh hàng ngày và không biết xử trí thế nào. Ghi nhận được các thắc mắc đó, EDEN sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý các tình huống thường gặp phải trong thời gian đeo niềng. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Sút mắc cài hoặc sút khâu

Nguyên nhân: Mắc cài hoặc khâu lỏng lẻo thường do ăn thức ăn cứng hoặc dính.

Mức độ nghiêm trọng: Vừa phải.

Giải pháp: Liên hệ đặt hẹn với phòng khám sớm nhất, để Bác sĩ gắn lại chúng vào đúng vị trí, không ảnh hưởng đến tiến độ điều trị. 
  • Nếu mắc cài vẫn còn dính trên dây cung, hãy giữ nguyên vị trí và tránh chạm vào nó. Nếu bất kỳ phần nào của mắc cài gây khó chịu cho bạn, bạn có thể che chúng bằng cách vo tròn 1 viên sáp chỉnh nha nhỏ, áp lên vị trí mắc cài bị sút và giữ nguyên cho đến lần hẹn tiếp theo.
  • Nếu mắc cài bị sút, rơi khỏi miệng của bạn, hãy cất giữ cẩn thận và đem theo vào lần hẹn kế tiếp, bác sĩ chỉnh nha sẽ gắn lại giúp bạn.

2. Sút thun

Bác sĩ chỉnh nha sử dụng thun cao su buộc xung quanh mắc cài để giữ dây cung cố định - nhưng nếu thun bị bung sút ra, bạn đừng quá lo lắng, không sao cả, việc điều trị của bạn sẽ không bị gián đoạn! 

Hãy liên hệ với phòng khám, Bác sĩ sẽ xem xét bạn có cần đến trước lần hẹn tái khám hay không. Đừng lo lắng, thun sẽ được thay mới vào lần tái khám tiếp theo.

3. Sút dây cung

Nguyên nhân: Trong một số trường hợp, dây có thể bị tuột ra hoàn toàn khỏi mắc cài hoặc ống khâu do tác động của việc ăn nhai hàng ngày.
Mức độ nghiêm trọng: Dây cung vẫn được cố định vào vị trí bằng các mắc cài khác và vì vậy việc điều trị sẽ không bị ảnh hưởng.
Giải pháp:
  • Nếu điều này xảy ra, hãy thử dùng tay để nhét dây cung trở lại vào trong rãnh giữa mắc cài.
  • Hoặc nhét đuôi dây cung vào ống của khâu.
  • Hoặc đặt dây lên trên ống của khâu. 
  • Nếu dây vẫn tiếp tục làm bạn khó chịu, hãy liên hệ Hotline 0909 979 043 để đặt hẹn và nhờ Bác sĩ hỗ trợ.

 

4. Lở loét/ Nhiệt miệng - Môi má bị trầy xước

 

Nguyên nhân: Đôi khi môi, má và lưỡi của bạn có thể bị kích ứng khi tiếp xúc với mắc cài; trong một số trường hợp, kích ứng này gây ra vết loét hoặc vết loét nhỏ. Mặc dù có thể gây khó chịu nhưng chúng vẫn bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất.  
Mức độ nghiêm trọng: Không nghiêm trọng
Giải pháp: Để giảm bớt sự khó chịu. EDEN mách bạn mẹo nhỏ:
  • Tránh chạm vào vết loét bằng ngón tay của bạn.
  • Hãy dùng sáp mắc cài, vo tròn và áp lên vùng răng niềng bị loét để giảm bớt kích ứng này.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm (1/2 muỗng cà phê muối cho vào 1 cốc nước) nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm bớt kích thích.
  • TRÁNH ăn thức ăn vị mặn/ cay/ nóng hoặc chứa nhiều đường.
  • Vết loét này thường sẽ lành trong 7-10 ngày

5. Đuôi dây cung dư đâm vào má


Nguyên nhân: Đôi khi khi răng dịch chuyển, các đầu của dây cung sẽ bắt đầu thò ra khỏi mặt sau của khâu và có thể bắt đầu gây khó chịu cho má.
Mức độ nghiêm trọng: Vừa phải.
Giải pháp: 
  • Dùng sáp chỉnh nha, vo tròn áp vào vị trí đuôi dây cung đâm vào má hoặc bông gòn vô trùng xé nhỏ để che những vùng gây đau lại nhé.
  • Nếu việc sử dụng sáp chỉnh nha/ bông gòn tiệt trùng vẫn không hiệu quả, hãy đặt hẹn với phòng khám sớm để Bác sĩ kiểm tra và cắt ngắn đuôi dây cung dư đi.

6. Răng đau, ê ẩm sau tái khám

Nguyên nhân: Sau mỗi lần tái khám, Bác sĩ sẽ kiểm tra và tăng lực kéo của dây cung giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí. Vì vậy bạn có thể sẽ thấy khó chịu sau 1-2 ngày sau đó. Hãy yên tâm, cơn đau này sẽ nhanh chóng hết. 
Mức độ nghiêm trọng: Không nghiêm trọng.
Giải pháp: 
  • Bạn nên ăn thức ăn mềm trong những ngày đầu sau tái khám, súc miệng bằng nước muối ấm và sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol.

7. Viêm nướu - Sâu răng


Nguyên nhân: Trước khi niềng, việc chải răng hàng ngày diễn ra khá đơn giản và thuận lợi. Tuy nhiên, khi bạn đang niềng răng, bàn chải sẽ khó tiếp cận với bề mặt răng hơn do mắc cài, dây niềng cản trở. 

Nếu bạn không biết cách chăm sóc và bảo vệ, chải răng không đúng cách thì khả năng vụn thức ăn, mảng bám và vi khuẩn không bị loại bỏ hết là rất cao, chúng sẽ tích tụ lại không chỉ ở trên bề mặt răng mà còn ở ngay trên mắc cài, dây niềng nữa, từ đó sinh ra chứng hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, nha chu, …

Nướu bị sưng viêm, đỏ hoặc chảy máu, mô nướu phát triển quá mức (nướu triển dưỡng) đều là những dấu hiệu của viêm nướu nếu bạn không chăm sóc kỹ răng miệng trong quá trình niềng.

Mức độ nghiêm trọng: Không nghiêm trọng nếu là vấn đề ngắn hạn và có thể trở nên nghiêm trọng nếu nó trở thành vấn đề lâu dài.
Giải pháp: 
  • Bạn cần chăm chỉ hơn trong chăm sóc răng miệng hằng ngày, bằng cách chải răng sau mỗi bữa ăn (sau ăn 15 phút).
  • Sử dụng kết hợp bàn chải kẽ, chỉ nha khoa cũng như máy tăm nước ít nhất 1 lần 1 ngày.
  • Súc miệng một hoặc nhiều lần mỗi ngày bằng nước súc miệng có chứa fluor cũng rất hữu ích.
  • Áp máng flour định kỳ 6 tháng/ lần để phòng ngừa sâu răng.

8. Răng lung lay

Đừng lo lắng, điều này hoàn toàn bình thường. Lực đẩy của dây cung làm nới rộng ổ răng, gây tình trạng răng lung lay nhẹ nhằm di chuyển chúng vào đúng vị trí. Khi răng của bạn vào đúng vị trí, chúng sẽ dần cứng cáp lại.
Tuy nhiên nếu bạn thấy răng lung lay ngày càng nhiều, hoặc khi động chạm vào thấy đau thì bạn nên báo với bác sĩ chỉnh nha sớm để kiểm tra với X-quang.

9. Đeo thun liên hàm

Trong thời gian đầu đeo thun liên hàm, có thể bạn sẽ xuất hiện những cơn đau nhức, khó chịu, hãy tập làm quen với chúng và sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết. 

Thời gian đeo thun liên hàm mỗi ngày lý tưởng nhất là 20 giờ đồng hồ, do đó bạn cần đeo thun ngay cả khi ngủ và chỉ tháo thun ra khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. (mỗi ngày nên thay thun 2-3 lần để đảm bảo độ đàn hồi)

Không tiếp tục đeo thun liên hàm nếu bạn không nhớ chắc cách đeo chúng. Hãy liên hệ với phòng khám trong giờ làm việc, bạn sẽ được hướng dẫn lại.

Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề niềng răng nào trong số này là bạn đau hoặc gây khó chịu cho bạn, đừng chờ đợi, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số hotline 0909 979 043 để được tư vấn và đặt hẹn sớm nhất với Bác sĩ chỉnh nha.


Bạn đang tìm hiểu về Niềng Răng?

Hãy thử 1 lần đến tư vấn từ chuyên gia uy tín tại EDEN trước khi lựa chọn nơi điều trị!

Đừng ngần ngại liên hệ Hotline hoặc Chat trên Website.
 



 
Đặt câu hỏi cho bác sĩ

back top