Gói trải nghiệm dành cho khách hàng mới
Đặt lịch hẹn
Đặt lịch hẹn

Trám răng có đau không? Có cần gây tê trước khi trám không?

"Trám răng có đau không?" Phương pháp trám răng thường không gây đau đớn. Nếu có, thì chỉ làm một chút cảm giác ê buốt nhẹ. So với cơn đau nhức răng do sâu răng thì sự khó chịu khi trám răng chỉ như "một cơn gió thoáng qua".

trám răng có đau khôngTrám răng đau hay không hầu như phụ thuộc vào tay nghề nha sĩ và tình trạng răng của bạn. (Ảnh: internet)

1. Trám răng có đau không?

1.1. Trám răng là gì?

Trám răng là một phương pháp giúp phục hồi lại hình dáng, kích thước và chức năng của răng bị tổn thương do sâu răng, chấn thương hoặc mòn răng.

1.2. Trám răng có đau không?

Phương pháp hàn răng thường không gây đau đớn. Nếu có, chỉ là một chút xíu nhói khi nha sĩ lấy mô răng sâu. Một số trường hợp cần thiết (lỗ sâu răng to, ăn vào ngà răng,...) bác sĩ sẽ gây tê trước khi trám. Nên quá trình thực hiện sau đó cũng không hề gây ra bất kỳ cảm giác khó chịu nào cho bạn.

Gây tê có đau không?

gây tê răng
Phương pháp gây tê tại chỗ sẽ giúp bạn không cảm thấy đau đớn hay khó chịu khi trám răng. (Ảnh: internet)

Nếu cần gây tê răng, nha sĩ sẽ sử dụng thuốc tê dạng gel để bôi lên nướu trước để bạn không thấy đau khi chích thuốc tê. Các phương pháp như dùng máy gây tê răng, kĩ thuật gây tê không đau cũng sẽ giúp bạn thấy rất nhẹ nhàng khi điều trị tại Nha Khoa Eden.

2. Quy trình hàn răng diễn ra như thế nào?

Quy trình trám răng một lần hẹn có thể sẽ bao gồm các bước:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn
  • Bước 2: Gây tê răng
  • Bước 3: Làm sạch và chuẩn bị lỗ sâu
  • Bước 4: Lấy mô răng sâu
  • Bước 5: Chuẩn bị xoang trám
  • Bước 6: Sát khuẩn, trám nền, trám lót bảo vệ tủy răng
  • Bước 7: Đặt chất trám và tạo hình giải phẫu răng
  • Bước 8: Đánh bóng và hoàn thiện miếng trám

Trường hợp răng bị sâu ở mức độ nhẹ, thì quy trình hàn răng sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn, thậm chí không cần gây tê tại chỗ.

2.1. Trám răng 2 lần hẹn là gì?

Trám răng 2 lần hẹn hay còn gọi là trám răng gián tiếp. Đây là phương pháp mà miếng trám được chế tạo trong phòng kỹ thuật nha khoa và do đó cần ít nhất 2 lần hẹn.

Hàn răng gián tiếp thường được sử dụng cho trường hợp cấu trúc răng còn lại không đủ để nâng đỡ miếng trám. Nhưng tổn thương chưa đáng kể để chỉ định bọc răng sứ

3. Răng như thế nào là cần phải đi trám?

trám răngẢnh: internet

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết sâu răng hoặc răng đang bị tổn thương cần phải thực hiện hàn răng, chẳng hạn như:

  • Răng bị ê buốt khi ăn hoặc uống thực phẩm nóng hoặc lạnh, có vị ngọt hoặc chua
  • Cảm thấy đau khi nhai
  • Bị chảy máu khi chải răng
  • Phát hiện một lỗ thủng trên răng của bạn
  • Miếng trám cũ bị bong tróc
  • Răng bị mẻ, nứt, hoặc vỡ
  • ...

Nếu không được điều trị kịp thời, cơn đau và sự khó chịu khi ăn uống sẽ ngày một dữ dội hơn do tổn thương ngày một nặng hơn. Đặc biệt khi răng bị sâu, sâu răng có thể ăn xuống tận tủy răng, lâu ngày gây viêm hoặc chết tủy. Lúc này, bạn cần phải được điều trị lấy tủy trước khi trám răng. Hay còn gọi là trám răng lấy tủy.

3.1. Trám răng lấy tủy có đau không?

lấy tủy răngẢnh minh họa lấy tủy răng (internet)

Trám răng lấy tủy thường sẽ gây ra nhiều sự khó chịu hơn. Do bác sĩ phải thực hiện nhiều bước quan trọng đề cứu lấy chiếc răng của bạn.

Trong quá trình nội nha, một mũi khoan sẽ được sử dụng để khoan vào buồng tủy và các ống tủy liên quan của răng. Sử dụng các dụng cụ như trâm titan niken linh hoạt, nha sĩ sẽ tinh tế (nhưng triệt để) làm sạch chiều dài của ống tủy và chóp của chân răng để loại bỏ hoàn toàn mọi mô nhiễm trùng hoặc mảnh vụn. 

Mặc dù nghe có vẻ khá đau đớn nhưng bạn hãy yên tâm, trước khi thực hiện nha sĩ sẽ cô lập răng bằng đê cao su và gây tê răng đủ để tránh đau trong khi thực hiện.

Sau khi nội nha và hết thuốc tê, bạn có thể sẽ cảm thấy một chút đau nhức, ê buốt,... nha sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau cho bạn nếu cần thiết. Nhưng so với cơn đau bạn phải chịu khi bị viêm tủy răng thì nó nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

4. Cách chăm sóc sau khi hàn răng

Với phương pháp trám răng bằng vật liệu composite. Bạn có thể ăn uống ngay sau khi kết thúc điều trị nếu quy trình trám không có bước gây tê. Nghĩa là răng bạn đang bị tổn thương ở mức độ nhẹ.

Một số trường hợp răng bị sâu hoặc tổn thương nặng, cần phải gây tê trước khi trám, bạn hãy lưu ý một số điều sau để tránh làm tổn hại tới miếng trám và sức khỏe răng miệng:

  • Chỉ nên ăn sau khi thuốc tê hết tác dụng
  • Hạn chế ăn hoặc uống thực phẩm quá nóng hay quá lạnh
  • Không dùng lưỡi để chạm vào chiếc răng hoặc vị trí vừa được trám
  • Bạn nên tránh các thức ăn quá cứng hoặc quá dính trong 2 tuần đầu sau khi trám

Ngoài ra, bạn cũng nên giữ cho mình thói quen vệ sinh răng miệng thật tốt, để đảm bảo miếng trám được lâu bền trên răng. Cũng như ngăn ngừa tình trạng sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. 

--> Xem thêm: 6 điều bạn nên biết trước khi trám răng.

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

back top