Gói trải nghiệm dành cho khách hàng mới
Đặt lịch hẹn
Đặt lịch hẹn

Quy trình trám răng chuẩn ADA tại nha khoa EDEN

Các chuyên gia luôn khuyên chúng ta nên đến nha khoa để thăm khám định kỳ. Hoặc bất cứ khi nào bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường ở răng miệng. Triệu chứng thường gặp nhất là đau răng do sâu răng. Một số người thắc mắc: "Trám răng có đau không?" Bài viết này sẽ cho bạn biết quy trình trám răng gồm các bước nào. Có đau hay không nhé!

quy trình trám răngẢnh minh họa quy trình trám răng (internet)

1. Trám răng là gì?

Trám răng là một điều trị nha khoa giúp ngăn ngừa sự lây lan, sự tiến triển của sâu răng. Phục hồi lại phần mô răng thật đã bị mất bằng một số loại vật liệu:

  • Composite (được sử dụng rộng rãi nhất)
  • Sứ
  • Glass ionomer GIC
  • Vàng

Ngoài ra, phương pháp trám răng thẩm mỹ còn giúp khắc phục các khiếm khuyết của răng như răng thưa kẽ, răng dị dạng, răng bị mẻ hoặc vỡ,...

2. Răng như thế nào thì nên trám?

sâu răngRăng sâu cần được điều trị tại nha khoa EDEN

Nha sĩ có thể đề nghị bạn nên thực hiện trám răng khi:

  • Răng bị sâu
  • Miếng trám cũ bị mòn, bong ra, có viền đen xung quanh miếng trám hoặc có dấu hiệu sâu tát phát
  • Mòn cổ răng
  • Răng bị sứt mẻ, vỡ
  • Răng thưa kẽ
  • ...

3. Quy trình trám răng chuẩn ADA tại EDEN

Quy trình trám răng sẽ gồm các bước sau:

3.1. Quy trình trám răng: Bước 1 - Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng răng của bạn bằng cách:

  • Quan sát bằng mắt
  • Sử dụng dụng cụ thám trâm để biết được mức độ cũng như loại sâu răng
  • Kiêm tra mức độ nhạy cảm của răng bằng cách gõ nhẹ lên răng của bạn bằng dụng cụ nha khoa
  • Chụp một số phim X-quang nếu cần thiết. Cách này giúp bác sĩ khẳng định các chẩn đoán, xác định kích thước và mức độ nghiêm trọng của sâu răng
Sau đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán:
  • Mức độ sâu răng của bạn là nặng hay nhẹ?
  • Liệu sâu răng có ảnh hưởng đến tủy răng hay chưa?
  • Bạn có còn chiếc răng sâu nào khác hay không?
Cuối cùng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại vật liệu và phương pháp trám răng phù hợp cho bạn lựa chọn.

Đây là bước đầu tiên của quy trình trám răng. Cũng là bước quan trọng giúp xác định chính xác tình trạng răng sâu để nha sĩ biết được các điều trị thích hợp.

3.2. Quy trình trám răng: Bước 2 - Tiến hành trám răng

- Gây tê răng:

Tùy vào mức độ phức tạp của sâu răng, bạn có thể được gây tê răng hoặc không cần gây tê trước khi trám. Nếu bạn sợ đau, bác sĩ sẽ làm khô và bôi một loại gel làm tê vào vùng cần điều trị. Bước này giúp bạn không cảm thấy đau khi chích thuốc tê.

- Chuẩn bị răng trám:

  • Đầu tiên, nha sĩ sẽ làm sạch và chuẩn bị lỗ sâu
  • Tiếp theo là đặt đê cao su xung quanh răng (không phải bất kỳ nha khoa nào cũng đều thực hiện bước này). Đê cao su sẽ giúp ngăn ngừa nước bọt và vi khuẩn xâm nhập vào vùng răng đang làm việc, là tiêu chuẩn ADA tại EDEN để đảm bảo chất lượng của điều trị trám răng.

- Lấy mô răng sâu:

Nha sĩ sẽ sử dụng tay khoan nha khoa với các mũi khoan phù hợp để lấy đi các mô sâu chứa vi khuẩn và phần mô răng mềm không nâng đỡ được cho miếng trám.

- Chuẩn bị xoang trám:

Là chuẩn bị phần khung để nhồi chất trám vào theo hình dạng răng (nếu tạo tiếp xúc vùng kẽ răng không đúng có thể gây nhồi nhét thức ăn sau trám răng, dẫn đến viêm nướu, nhiễm trùng và sâu răng…).

- Đặt chất trám và tạo hình giải phẫu răng:

Tuỳ vào vật liệu trám mà quy trình và cách đưa vào xoang trám sẽ khác nhau. Các chất trám được đắp và điêu khắc để tạo lại hình dạng giải phẫu chức năng của răng.

Tiếp theo chất trám cần đông cứng, tùy loại mà chỉ cần đợi đủ thời gian, hoặc dùng đèn chiếu ánh sáng có bước sóng phù hợp để kích hoạt sự đông cứng. Đèn này được gọi là đèn quang trùng hợp, nguồn sáng có thể là Halogen hoặc Led.

Ngoài ra, đối với các xoang sâu gần tuỷ, cần có bước trám lót để bảo vệ tủy răng.

3.3. Quy trình trám răng: Bước 3 - Kết thúc (kiểm tra khớp cắn và đánh bóng)

trám răng thẩm mỹMiếng trám răng bị đổi màu,và sâu tái phát được trám phục hồi lại tại EDEN

Sau khi miếng trám đã đông cứng hoàn tất, nha sĩ sẽ kiểm tra lại khớp cắn của răng trám với răng đối diện bằng giấy than mỏng. Nếu miếng trám bị cao khớp hoặc cộm lên thì nha sĩ sẽ điều chỉnh với các mũi khoan, và hoàn tất điêu khắc lại bề mặt miếng trám có hình dạng răng.

Cuối cùng là giai đoạn đánh bóng với nhiều bước để tạo lại vẻ sáng bóng và trơn nhẵn của răng, nhất là vùng răng thẩm mỹ.

4. Trám răng giá bao nhiêu?

Cùng tham khảo qua bảng giá trám răng tại nha khoa EDEN
TRÁM RĂNG TRỰC TIẾP Đơn giá - VNĐ
Trám Composite Tiêu Chuẩn 300.000 - 600.000
Trám Composite Cao Cấp 500.000 - 800.000
Trám Composite Cao Cấp Đặc Biệt 700.000 - 1.000.000
Trám Lót Bảo Vệ Tuỷ 200.000 - 500.000
Che Tủy MTA / Biodentine (Ngà Sinh Học) 2.000.000 - 3.000.000
 
TRÁM RĂNG GIÁN TIẾP (INLAY / ONLAY) Đơn giá - VNĐ
Trám Inlay/ Onlay Composite 3M 3.000.000
Trám Inlay/ Onlay Kim loại Cr-Co 3.000.000
Trám Inlay /Onlay Sứ Tiêu Chuẩn (trám sứ) 5.000.000
Trám Inlay /Onlay Sứ Cao Cấp (trám sứ) 7.000.000
Trám Inlay /Onlay Sứ 1 Lần Hẹn VITA (trám sứ) 8.000.000
Trám Inlay/ Onlay Vàng (trám vàng) 10.000.000 - 15.000.000

Chi phí trám răng mỗi người có thể khác nhau tùy theo các yếu tố:

  • Vật liệu trám
  • Phương pháp trám
  • Kỹ năng và kinh nghiệm của nha sĩ
  • Số lượng răng sâu
  • Mức độ sâu răng
  • ...

5. Răng ê buốt sau khi trám - vì sao?

5.1. Nguyên nhân an toàn

Cảm giác ê buốt sau khi trám có thể nói là bình thường nếu như nó biến mất khoảng 1-2 ngày. Và nguyên nhân thường do răng phải chịu nhiều tác động khi nha sĩ loại bỏ mô răng sâu. Hoặc cũng có thể do răng đã chết, viêm tủy. Nên cần phải thực hiện điều trị tủy trước khi trám. Khiến răng bạn trở nên nhạy cảm sau khi vừa điều trị.

5.2. Nguyên nhân không an toàn

Nếu cơn ê buốt răng kéo dài đến cả tuần hoặc hơn. Đó là dấu hiệu cho thấy miếng trám của bạn đang có vấn đề cần được khắc phục gấp. Nguyên nhân có thể do:

  • Miếng trám được đặt vào không sát khít với mô răng thật
  • Không loại bỏ hết mô răng sâu trước khi trám
  • Không thực hiện che tủy khi lỗ sâu sát tủy
  • ...

Nhìn chung, hầu hết các nguyên nhân này thường do kỹ thuật bác sĩ chưa tốt, không đủ trình độ chuyên môn. Dẫn đến cơn ê buốt do miếng trám được đặt sai cách, quá trình chuẩn bị xoang trám chưa đạt,...

Vì vậy, để đảm bảo quá trình trám răng được diễn ra thuận lợi. Hạn chế tối đa các rủi ro sau khi trám. Bạn nên lựa chọn một nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và có đủ trình độ chuyên môn. 

Ngoài ra, cách chăm sóc răng miệng và thói quen ăn uống của bạn cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến miếng trám.

6. Cách chăm sóc răng sau khi trám

kem đánh răngSử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm giúp bạn hạn chế tình trạng ê buốt răng sau khi trám. Ảnh: internet
  • Không nên ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc có độ dính trong 2 tuần đầu sau khi trám răng
  • Liên hệ ngay với nha sĩ nếu cơn ê buốt răng kéo dài hoặc bất kỳ dấu hiệu nào bất thường
  • Hạn chế nhai thức ăn ở răng vừa được trám trong những ngày đầu sau khi trám răng
  • Chải răng và dùng chỉ nha khoa nhẹ hơn bình thường ở vị trí răng vừa được trám
  • Tránh ăn hoặc uống những thực phẩm có tính axit
  • Bạn nên cân nhắc sử dụng kem đánh răng dành cho răng ê buốt 
  • Bạn có thể súc miệng với nước muối ấm trong liên tục vài ngày để giảm bớt sự khó chịu (nếu có) sau khi trám răng

Xem thêm: 6 Điều bạn nên biết trước khi trám răng

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

back top