Gói trải nghiệm dành cho khách hàng mới
Đặt lịch hẹn
Đặt lịch hẹn

Có nên nhổ răng khôn không? 5 Lý do bạn nên nhổ răng khôn

Có nên nhổ răng khôn không là câu hỏi rất cần được câu trả lời chính xác cho từng tình trạng răng của mỗi bệnh nhân. Vì không phải ai cũng được nha sĩ khuyến khích loại bỏ răng số 8. Nhưng chung quy lại răng khôn nên giữ lại hay nhổ bỏ? Câu trả lời nằm ngay bên dưới, bạn hãy đọc tiếp nhé.

có nên nhổ răng khôn khôngẢnh minh họa nhổ răng khôn (internet)

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn còn có tên gọi khác là: răng số 8, răng cối/răng hàm lớn thứ 3 hoặc răng cấm. Thường mọc ở độ tuổi từ 17 - 25 tuổi. Ở vị trí sau cùng trên cung hàm.

Trong 32 chiếc răng của người trưởng thành, sẽ có 4 chiếc răng khôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng mọc đủ cả 4 chiếc. Có người chỉ mọc 2-3 chiếc, hoặc một chiếc. Cũng có người không mọc bất kỳ chiếc răng số 8 nào.

1.1. Chức năng của răng khôn là gì?

Chức năng của răng hàm thứ 3 chưa được xác định rõ ràng. Trong khi thông tin về tác hại của răng khôn lại được tìm thấy rất nhiều trong những bài viết của các chuyên gia, bác sĩ.

2. Dấu hiệu mọc răng khôn

đau hàmĐau hàm là dấu hiệu khi răng số 8 mọc. Ảnh: internet

Mặc dù bạn không nhìn thấy răng số 8 mọc lên. Nhưng bạn vẫn có thể biết răng khôn đang phát triển bởi các dấu hiệu có thể gặp như sau:

  • Đau nhức hàm, cứng hàm, khó khăn khi há miệng
  • Nướu bị sưng, đỏ – thường ở phía sau chiếc răng hàm thứ hai của bạn
  • Có vị tanh hoặc vị khó chịu trong miệng
  • Bị sốt nhẹ
  • Má bị sưng
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn

Răng khôn mọc lệch không đau. Làm sao để nhận biết? Xem ngay tại đây.

3. Có nên nhổ răng khôn không?

Sau đây, nha khoa EDEN sẽ giải đáp câu hỏi: "Có nên nhổ răng khôn không?"

Mặc dù răng khôn nằm trong số 32 chiếc răng trong bộ răng người trưởng thành. Nhưng cung hàm của chúng ta thường không đủ chỗ cho cả 32 chiếc. Mà răng khôn lại là răng mọc lên sau cùng, nên cũng bị các răng khác "chiếm chỗ". Trong khi răng số 8 lại có kích thước lớn. Chính vì điều này mà chúng thường mọc lệch, mọc ngang, mọc đâm vào răng số 7,...

Trường hợp răng số 8 mọc lệch, hoặc có nguy cơ mọc sai cách. Nha sĩ thường chỉ định loại bỏ chúng trước khi chúng gây ra nhiều biến chứng gây hại đến sức khỏe răng miệng và các răng kế cận.

Vậy, đối với những người răng khôn mọc thẳng, khỏe mạnh thì sao? Đây cũng chính là lí do mà bạn nên thăm khám nha sĩ để có được đáp án chính xác nhất. Vì có nên nhổ răng khôn hay không còn phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn. Nếu bạn may mắn có được những chiếc răng khôn mọc đúng cách, thì không có lý do gì bạn phải nhổ bỏ chúng cả. Trừ trường hợp bạn được chỉ định nhổ răng khôn trước niềng răng (nếu cần thiết).

Để xác định được rõ hơn vấn đề này, mời bạn xem qua các lí do bạn nên nhổ răng khôn.

4. Các lý do bạn nên nhổ răng khôn

4.1. Tổn thương các răng lân cận

răng khôn mọc lệchRăng số 8 mọc nghiêng ngả vào răng kế cận nó. Ảnh: internet

Răng khôn mọc lệch, mọc nghiêng ngả vào răng số 7 có thể làm hỏng răng, hoặc tạo thành kẽ lớp tiếp giáp gây dắt thức ăn. Lâu ngày có thể dẫn tới đau nhức, cảm giác cộm khi nhai, thậm chí là sâu răng, viêm nướu. Do bạn rất khó vệ sinh được sạch sẽ ở các vị trí này.

Ngoài ra, việc răng số 8 mọc lệch có thể làm các răng khác phải dịch chuyển bởi lực đẩy của nó. Gây ra các vấn đề về khớp cắn, chen chúc răng. Đó cũng là lý do vì sao một số trường hợp, nha sĩ đề xuất loại bỏ răng số 8 trước khi chỉnh nha (niềng răng). Để tránh tình trạng răng khôn mọc lên làm ảnh hưởng đến quá trình hoặc phá hủy kết quả chỉnh nha.

4.2. Tổn thương xương hàm

Răng khôn mọc ngầm (ẩn hoàn toàn trong nướu) còn nguy hiểm hơn khi chúng mọc lệch trồi ra khỏi nướu.

Khi răng khôn mắc kẹt trong xương hàm của bạn, triệu chứng ban đầu có thể gặp là cứng hàm, đau hàm. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây u nang xương hàm. Thậm chí là làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh. Nặng sẽ phải loại bỏ mô và xương.

4.3. Ảnh hưởng đến xoang hàm

Tai - mũi - họng là cụm từ chắc chắn bạn đã nghe qua không chỉ một lần. Điều này chứng tỏ, miệng và mũi có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế, việc răng khôn mọc lệch trong một số trường hợp cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến xoang hàm.

Vì thế, nhổ răng khôn hàm trên không cẩn thận sẽ có nguy cơ gây thủng xoang hàm trên. Đó là một dạng biến chứng sau khi nhổ răng khôn.

4.4. Đau nhức và ê buốt răng

Rất nhiều bệnh nhân chỉ nhận biết răng khôn mọc lệch sau khi đã "quần quại" với các cơn đau nhức. Vấn đề tương tự cũng xảy ra khi bạn mắc các bệnh lý răng miệng khác. Ví dụ như: sâu răng. Triệu chứng ban đầu thường rất khó phát hiện. Đến khi sâu răng đã hình thành một lỗ thủng trên răng, gây đau nhức. Bạn mới có thể nhận biết.

Cũng chính vì vậy mà các chuyên gia luôn khuyến khích chúng ta nên khám răng định kỳ. Đối với răng khôn, nha sĩ vẫn có thể tiên liệu được trước các vấn đề của nó khi nó chưa mọc lên.

Nếu nhận thấy các cơn đau nhức, ê buốt răng hoặc chảy máu khi đánh răng,...bạn nên liên hệ ngay với nha sĩ để hẹn lịch thăm khám. Đặc biệt ngay vị trí phía sau cùng trên cung hàm. Nhiều khả năng cho thấy răng khôn bạn đã mọc và đang bắt đầu "lộng hành" trong khoang miệng của bạn.

4.5. Viêm nướu

sưng nướu răng khônRăng số 8 mọc gây sưng lợi. Ảnh: internet

Sức khỏe răng miệng là bao gồm tất cả mọi "thứ" bên trong khoang miệng. Trong đó có cả nướu răng, và nó cũng chịu tác động không hề ít khi răng khôn mọc lệch.

Răng số 8 mọc sai cách, mọc ngang, hoặc chỉ mọc một phần,... có thể làm sưng và đau nướu. Gây khó khăn cho bạn khi làm sạch. Vì mỗi khi chạm vào chúng là cảm giác sẽ rất đau. Tình trạng này nếu cứ thế tiếp diễn sẽ dẫn tới sâu răng, viêm nướu,...

 

Nguồn tham khảo: bloorwestsmiles.com

5. Trường hợp không nên nhổ răng số 8

Bảo tồn răng thật là điều mà các bác sĩ tại nha khoa EDEN luôn ưu tiên hàng đầu. Chính là vì lợi ích và sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, nếu nhận thấy không cần thiết. Bác sĩ tại đây sẽ không chỉ định loại bỏ răng số 8.

Các trường hợp không được nha sĩ khuyến khích loại bỏ răng khôn:

  • Răng khôn mọc khỏe mạnh, không bị dị dạng, không gây biến chứng, cắn khớp với răng đối diện
  • Sự xuất hiện của răng khôn không ảnh hưởng đến răng kế cận
  • Răng khôn có thể dễ dàng vệ sinh được sạch sẽ hằng ngày
  • Răng khôn liên quan mật thiết với một số cấu trúc hàm và thần kinh quan trọng
  • Răng khôn mọc thẳng bị lợi trùm: với trường hợp này, thay vì nhổ răng khôn, bạn nên đến nha khoa để cắt lợi trùm

Đặc biệt, các bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, thần kinh, bệnh máu khó đông, huyết áp, đái tháo đường,… hoặc phụ nữ đang mang thai, cho con bú cũng tạm thời không nên nhổ răng khôn.

6. Nhổ răng phòng ngừa

chụp x-quang răng số 8Qua kết quả chụp phim x-quang, nha sĩ có thể biết được tình trạng răng khôn của bạn. Ảnh: internet

Nhiều nha sĩ tin rằng, bạn nên nhổ răng khôn khi còn trẻ tuổi, đặc biệt tốt hơn trước khi chân răng và xương được hình thành đầy đủ. Vì quá trình thực hiện sẽ dễ dàng hơn và thời gian hồi phục cũng nhanh hơn.

Như đã nói ở trên, không phải trường hợp nào cũng nên nhổ răng khôn. Điều quan trọng là bạn nên đến nha khoa thăm khám thường xuyên. Để giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn về răng số 8. Qua phương pháp chụp X-quang. Nha sĩ có thể nhìn thấy được chiếc răng của bạn khi nó vẫn còn nằm ẩn hoàn toàn trong nướu. Và khi cần thiết, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ bỏ nó đề phòng ngừa các biến chứng sẽ xảy ra.

7. Biến chứng sau khi nhổ răng số 8

Quy trình thăm khám, loại bỏ răng số 8 cần được thực hiện bởi bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, đủ trình độ chuyên môn; trang thiết bị hiện đại; đảm bảo tính vệ sinh trong suốt quá trình thực hiện. Mới có thể giúp quá trình nhổ răng được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, hạn chế tối đa các biến chứng.

Trường hợp bạn "tin lầm" địa chỉ kém uy tín, chất lượng, quá trình thăm khám sơ sài, quy trình nhổ răng không đúng kỹ thuật, dụng cụ không được vô trùng đúng chuẩn, nhiều khả năng có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng khôn như:

  • Viêm ổ răng khô
  • Chảy máu kéo dài
  • Nhiễm trùng
  • Sốc phản vệ, dị ứng với một số thành phần của thuốc/thuốc gây tê
  • Dị cảm: cảm giác tê hoặc cảm giác buốt lạnh xảy ra, khi dây thần kinh hàm dưới bị tổn thương trong quá trình nhổ răng
  • Hoại tử xương hàm
  • Thủng xoang hàm trên

8. Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng số 8, bạn nên ghi nhớ thật kỹ những lời dặn của bác sĩ, để đảm bảo vết thương được mau chóng lành lại.

Lời dặn của bác sĩ 1-2 ngày sau khi nhổ răng khôn

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
  • Không uống bia, rượu, sử dụng chất kích thích
  • Không nên hút thuốc ít nhất 48 giờ sau khi nhổ răng
  • Hạn chế khạc nhổ hay chải răng quá mạnh
  • Hạn chế cử động mạnh
  • Không nên chơi thể thao
  • Không nên sử dụng ống hút
  • Không bỏ hẹn cắt chỉ (nếu có)
  • Nên ăn thức ăn mềm, nguội hoặc lạnh: sinh tố, nước ép, cháo nguội, súp nguội, kem, trứng chiên, sữa chua,…đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng
  • Có thể chườm lạnh để giúp giảm sưng và giảm chảy máu. Lưu ý: bạn không nên sử dụng nước đá chườm trực tiếp lên da
 
 
Đặt câu hỏi cho bác sĩ

back top