Nội dung bài viết [hide]
Rất nhiều người muốn thay đổi nụ cười bằng phương pháp niềng răng nhưng vẫn còn e ngại vấn đề: "Niềng răng có đau không?". Nha khoa Eden sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Hãy đọc ngay phần bên dưới nhé.
Niềng răng giúp điều trị những tình trạng răng lệch lạc, hô, móm... Ảnh: (internet)
1. Niềng răng là gì?
Niềng răng (chỉnh nha) là một điều trị trong nha khoa giúp nắn chỉnh lại những chiếc răng lệch lạc cho chúng vào vị trí tốt hơn. Và mang lại cho bạn một hàm răng đều đặn; khớp cắn chuẩn - giúp khuôn mặt trông hài hòa, cân đối hơn.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, tình trạng răng mọc không đều, sai lệch khớp cắn thường sẽ trở nên rõ ràng bắt đầu từ độ tuổi 6-12 tuổi - thời điểm trẻ em mọc răng vĩnh viễn. Và độ tuổi tốt nhất để chỉnh nha là 7 tuổi. Việc niềng răng sớm, đặc biệt cho trẻ nhỏ sẽ giúp giảm thiểu cơn đau và thời gian đeo niềng.
Tuy nhiên, người lớn thậm chí là 50 tuổi vẫn có thể chỉnh nha được (khách hàng lớn tuổi nhất đang thực hiện chỉnh nha tại nha khoa Eden là 49 tuổi).
2. Niềng răng có đau không?
Nếu có bất kỳ cơ sở nào cam kết với bạn rằng niềng răng sẽ không gây đau "một xíu" nào. Thì có lẽ bạn nên xem xét lại. Vì thực chất, niềng răng thường sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, căng tức trong một khoảng thời gian ngắn - thời gian mà các bộ phận trong khoang miệng chưa quen với các khí cụ.
Tuy nhiên, cơn đau sẽ không "khủng khiếp" đến mức không thể chịu nỗi. Đặc biệt nếu bạn chọn được cho bản thân một nha khoa uy tín, máy móc hiện đại, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa cảm giác đau nhức trong quá trình niềng răng.
2.1. Niềng răng có đau không và đau như thế nào?
Một số cảm giác bạn có thể gặp phải khi chỉnh nha:
- Sự căng tức
- Ê buốt răng
- Nướu bị sưng, viêm (thường do chế độ ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc do nha sĩ niềng răng sai kỹ thuật)
- Trầy xước má trong, nướu
- Nhức đầu
- Chảy máu nướu răng
- Cảm giác răng bị lung lay
- Khó khăn khi ăn nhai
Có lẽ bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi đọc qua những cảm giác không mấy dễ chịu này. Tuy nhiên, với công nghệ nha khoa tiên tiến hiện nay sẽ giúp bạn "lượt bớt" một số cảm giác khó chịu đã liệt kê ở trên.
Một điều nữa bạn nên biết, cơn đau khi niềng răng sẽ giảm dần và biến mất khi miệng bạn đã quen với sự "hiện diện" của các khí cụ chỉnh nha. Và những ngày tháng sau đó sẽ trôi qua vô cùng dễ dàng.
3. Niềng răng giai đoạn nào đau nhất?
Niềng răng có đau không hoặc niềng răng giai đoạn nào đau nhất còn tùy thuộc vào cơ địa và cảm nhận riêng của mỗi người. Dù vậy, nha khoa Eden sẽ liệt kê các giai đoạn thường gây khó chịu trong quá trình chỉnh nha. Để giúp bạn chuẩn bị "tâm thế" tốt hơn.
3.1. Đặt thun tách kẽ
Giai đoạn "đáng nhớ" nhất có thể nói là khi bạn được đặt thun tách kẽ. Dù vậy, một số người có thể "lướt qua" khoảng thời gian này một cách rất dễ dàng.
Đặt thun tách kẽ nghĩa là nha sĩ sẽ đặt một loại dây thun (dây chun) chuyên dụng có độ dày khoảng 1-2mm vào trong các kẽ răng cần chuẩn bị để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển và để gắn 1 khí cụ gọi là khâu.
Sự hiện diện của dây thun ở kẽ răng có thể khiến bạn cảm thấy ê buốt, đau nhói và khó khăn khi ăn nhai. Việc vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn nhưng cần phải được thực hiện kỹ càng để chắc chắn thức ăn không mắc kẹt và tồn đọng lại các vị trí đã đặt thun.
3.2. Nhổ răng
Nhiều người thắc mắc:" Niềng răng có cần phải nhổ răng không?". Câu trả lời sẽ là: "Niềng răng có nhổ răng hay không còn tùy vào tình trạng răng của bạn".
Nếu khuôn hàm bạn có đủ khoảng trống. Bạn thường sẽ không cần phải nhổ răng trước chỉnh nha.
Quá trình nhổ răng hiện đại ngày nay sẽ không "đáng sợ" như nhiều người vẫn nghĩ. Mọi cơn đau của bạn đều đã được kiểm soát bởi thuốc tê và thuốc giảm đau. Do đó, bạn đừng quá lo lắng nhé.
3.3. Gắn dây cung, mắc cài
Giai đoạn gắn mắc cài của khách hàng tại nha khoa Eden
Vai trò của dây cung, mắc cài là giúp di chuyển răng của bạn vào vị trí tốt hơn. Giúp "biến đổi" từ hàm răng lệch lạc, thành hàm răng thẳng tắp.
Quá trình gắn mắc cài có thể mất khoảng 30 phút. Và những ngày đầu bạn có thể sẽ cảm thấy "vướng víu", khó chịu, ê buốt.. Lúc này, để tránh làm cơn đau thêm tệ hại hơn. Bạn nên ăn những loại thức ăn mềm, lỏng nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra, nha sĩ cũng có thể sẽ kê toa thuốc giảm đau để giúp bạn thoải mái hơn trong khoảng thời gian đầu.
3.4. Siết chặt dây cung (kéo lùi cung răng)
Để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đi lại khi niềng răng. Bạn nên ưu tiên chọn địa chỉ nha khoa uy tín gần nhà để tiện cho việc tái khám. Vì bác sĩ sẽ lên lịch hẹn cho bạn đến nha khoa những lần tiếp theo để siết dây cung (thường khoảng 3-6 tuần/lần).
Việc siết chặt dây cung nhằm giúp tạo lực dịch chuyển mạnh và đều lên các răng. Bạn hầu như có thể nhận thấy sự khác biệt qua mỗi ngày. Theo đó, răng bạn chịu nhiều áp lực từ các khí cụ có thể sẽ khiến bạn cảm thấy ê đau và khó khăn khi ăn uống.
Cơn đau trong giai đoạn này hoàn toàn có cách giải quyết bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau lâu ngày không thuyên giảm. Bạn hãy liên hệ với nha sĩ để được điều chỉnh lại lực kéo phù hợp hơn.
4. Có lựa chọn niềng răng không đau không?
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ nha khoa, nha sĩ có thể đề xuất lựa chọn niềng răng không mắc cài (niềng răng vô hình) để giúp bạn loại bỏ những "lo sợ" về cơn đau khi chỉnh nha. Và phương pháp này cũng đạt tính thẩm mỹ cao nhất. Thay vì bạn đeo mắc cài, niềng răng vô hình đúng như cái tên của nó, người đối diện thậm chí khó có thể biết được bạn đang chỉnh nha do bạn đeo khay niềng trong suốt. Và có thể dễ dàng tháo ra, lắp vào.
Niềng răng vô hình là phương pháp chỉnh nha hiện đại và tối ưu nhất hiện nay. (Ảnh: internet)
Bên cạnh đó, lựa chọn cho bản thân một nha khoa uy tín, chất lượng cũng là một cách giúp bạn hạn chế tối đa các cơn đau khi chỉnh nha. Vì máy móc hiện đại sẽ hỗ trợ bạn và nha sĩ rất nhiều trong quá trình niềng răng. Và nha sĩ có đủ trình độ chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn điều chỉnh lực kéo phù hợp nhưng vẫn đảm bảo đạt hiệu quả cao.
5. Cách giảm đau khi niềng răng
5.1. Ăn thức ăn mềm
Chế độ ăn uống khi niềng răng là vô cùng quan trọng. Bạn nên ưu tiên ăn những loại thực phẩm mềm để tránh cơ hàm phải hoạt động nhiều, chẳng hạn như:
- Cháo thịt bằm
- Bún súp
- Súp cua
- Nước dùng (nước hầm xương, rau củ quả)
- Khoai tây nghiền
- Trứng chiên
- Sinh tố
5.2. Chườm lạnh
Chườm lạnh hay chườm đá sẽ giúp làm tê khu vực bị đau. Bạn thực hiện đơn giản như sau:
- Cho vài viên đá bi (viên đá nhỏ) vào một chiếc khăn nhỏ, sạch
- Túm các góc của đầu khăn lại
- Lăn đều khăn đã bọc đá lên má ngay vị trí răng bị sưng đau
- Có thể lặp lại sau vài giờ
5.3. Uống thuốc giảm đau
Nếu nha sĩ có kê toa thuốc giảm đau cho bạn. Hãy đảm bảo là bạn uống đúng cử, đúng liều. Hoặc bạn cũng có thể mua thuốc giảm đau ở hiệu thuốc gần nhà để sử dụng.
5.4. Bôi sáp nha khoa (sáp chỉnh nha)
Ảnh minh họa sáp nha khoa (internet)
Sáp nha khoa là "người bạn đồng hành" không thể thiếu khi bạn niềng răng mắc cài. Nó có tác dụng là giảm sự cọ xát của mắc cài vào má, môi.
Sử dụng đơn giản bằng cách dùng đầu ngón tay ve sáp thành hình tròn và thoa lên vị trí bị đau, loét. Bạn cũng có thể bôi sáp lên trên mắc cài (miết sát để sáp dính chặt và phủ đều lên trên mắc cài) để chúng không cọ xát trực tiếp vào má trong gây đau và trầy xước.
Lưu ý: bạn nên rửa sạch tay, và chải răng hoặc làm sạch vị trí cần bôi sáp trước khi thực hiện.
6. Kết luận
Bài viết này đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi: "Niềng răng có đau không?". Nếu bạn đang có ý định thay đổi nụ cười. Thì đừng chần chừ mà hãy thực hiện ngay nhé.
Niềng răng không chỉ giúp bạn thay đổi về ngoại hình. Mà còn hỗ trợ cho bạn về khả năng ăn nhai, vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn và giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống. Chính vì vậy, cơn đau hay sự khó chịu khi chỉnh nha là vô cùng "xứng đáng" để bạn có thể làm mới bản thân, làm mới cuộc sống của chính mình.
Xem thêm: 6 Lợi ích tuyệt vời của chỉnh nha sẽ làm bạn bất ngờ