Nội dung bài viết [hide]
Nguyên nhân răng bị ê buốt có thể xuất phát từ một số thói quen xấu hằng ngày của bạn. Cảm giác ê buốt mỗi khi ăn uống thực phẩm nóng, lạnh sẽ khiến bạn khổ sở, làm mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn.
Răng bị ê buốt sẽ tạo cảm giác vô cùng khó chịu đặc biệt khi bạn uống nước nóng hoặc lạnh. (Ảnh: internet)
1. Nguyên nhân răng bị ê buốt
Nha khoa EDEN sẽ liệt kê một số nguyên nhân răng bị ê buốt ngay bên dưới. Bằng cách xác định được "nguồn gốc" căn bệnh. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này trở nên dữ dội hơn.
1.1. Ăn nhiều thực phẩm có tính axit
Chế độ ăn uống nhiều thực phẩm giàu axit có thể làm mòn đi lớp men răng cứng chắc - lớp ngoài cùng có tác dụng bảo vệ răng. Điều này khiến lớp ngà răng bên trong bị lộ ra. Khiến răng trở nên nhạy cảm.
Một suy nghĩ sai lầm rằng: "Chải răng ngay sau khi ăn sẽ bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng". Trên thực tế, làm sạch răng miệng sau bữa ăn là điều mà các chuyên gia luôn khuyến khích. Nhưng nếu ăn nhiều thực phẩm có tính axit, việc bạn chải răng ngay sau đó sẽ làm men răng vốn đã bị axit tấn công, sẽ lại thêm tổn thương và làm suy yếu men răng.
1.2. Chải răng sai cách
Thói quen chải răng mạnh tay sẽ ảnh hưởng xấu đến men răng. (Ảnh: internet)
Chải răng quá mạnh, quá 3 lần trong ngày cũng có thể là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt. Men răng mặc dù là bộ phận cứng nhất trong cơ thể, nhưng vẫn có thể bị mài mòn theo thời gian bởi lực ma sát quá mạnh, quá nhiều từ bàn chải đánh răng. Cảm giác ê buốt, đau nhức răng là dấu hiệu cảnh báo men răng bị suy yếu.
1.3. Lạm dụng nước súc miệng
Nhiều người vì thích hơi thở thơm mát sau mỗi lần sử dụng nước súc miệng. Mà làm hại đến sức khỏe răng miệng do lạm dụng chúng quá nhiều. Ngoài ra, một số loại dung dịch súc miệng có chứa axit, có thể làm mòn men răng của bạn, khiến răng ê buốt khi ăn uống thực phẩm nóng hoặc lạnh.
Để đảm bảo nước súc miệng là một "sản phẩm hữu ích" cho bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến nha sĩ, họ sẽ đề xuất các sản phẩm phù hợp với tình trạng răng của bạn.
1.4. Tụt lợi
Thông thường, chân răng của chúng ta được bao phủ bởi mô nướu. Nhưng nếu nướu bị tụt xuống sẽ khiến chân răng bị lộ ra. Khi bạn ăn thực phẩm nóng, lạnh hoặc cay sẽ kích thích các dây thần kinh bên trong răng. Tạo ra cảm giác ê buốt răng.
Nguyên nhân tụt lợi:
- Vôi răng (cao răng) tích tụ lâu ngày
- Chải răng sai cách
- Mắc bệnh viêm nha chu
1.5. Răng bị nứt, mẻ
Nguyên nhân răng bị ê buốt có thể do răng bị mẻ, vỡ. Làm tổn hại đến cấu trúc răng, khiến ngà răng lộ ra và chịu kích thích bởi nhiệt độ khi bạn ăn uống. Gây ra cơn ê buốt, đau nhức.
Trường hợp răng bị nứt, đặc biệt khi vết nứt sâu xuống tận chân răng ngoài gây cảm giác khó chịu. Vi khuẩn có thể tích tụ vào vết nứt này và dẫn đến viêm nhiễm. Làm trầm trọng thêm sự nhạy cảm ở răng.
Điều bạn cần làm là đến nha khoa để được điều trị. Nha sĩ có thể trám lại vết nứt; phần răng đã bị mẻ hoặc vỡ. Phục hồi lại cấu trúc và chức năng của răng. Trường hợp răng bị chấn thương nghiêm trọng hơn, có thể cần phải nhổ bỏ để trị dứt điểm cơn đau và ngăn ngừa nhiễm trùng.
1.6. Sâu răng
Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt thường do sâu răng. (Ảnh: internet)
Sâu răng có lẽ là căn bệnh đã quá quen thuộc. Nó có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi. Người bị sâu răng thường cảm thấy ê buốt răng khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng lạnh có trong thức ăn. Đặc biệt nghiêm trọng hơn khi sâu răng diễn tiến gây viêm tủy.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa sâu răng và giữ cho hàm răng của bạn luôn xinh đẹp là giữ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, chế độ ăn uống hợp lý và thăm khám nha sĩ thường xuyên.
1.7. Tật nghiến răng
Thói quen hay nghiến chặt răng khi làm việc nặng, khi giận dữ hay khi ngủ là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt. Vì sự tiếp xúc mạnh của hai hàm răng về lâu dài có thể làm mòn men răng, thậm chí là làm răng lung lay.
Khi phát hiện bản thân có thói quen này, bạn nên cải thiện ngay lập tức. Nếu có tật nghiến răng khi ngủ, bạn có thể xem xét đeo miếng bảo vệ miệng khi ngủ (loại được thiết kế riêng theo dấu răng của bạn, mua ở tại phòng nha) để tránh tổn hại đến răng.
1.8. Nguyên nhân gây ê buốt răng: tẩy trắng răng sai cách
Nướu bị kích ứng khi tẩy trắng răng sai cách. (Ảnh: internet)
Cảm giác ê buốt sau khi tẩy trắng răng chuyên nghiệp tại nha khoa hầu như được coi là bình thường và sẽ tự động biến mất sau vài ngày. Trường hợp bạn tự thực hiện tại nhà bởi các sản phẩm kém chất lượng, sử dụng sai cách; tẩy trắng răng tại địa chỉ kém uy tín... cơn ê buốt sau thủ thuật này có thể kéo dài không thuyên giảm, hoặc thậm chí là dữ dội hơn do răng và nướu bị kích ứng bởi chất tẩy trắng.
Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên liên hệ ngay với nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Cách điều trị ê buốt răng tại nhà
Có một số cách vô cùng đơn giản giúp bạn giảm ngay tình trạng ê buốt răng, chẳng hạn như:
2.1. Sử dụng các nguyên liệu gần gũi
- Súc miệng với nước muối:
- Cho khoảng 1 thìa cà phê muối cho vào khoảng 150ml nước ấm
- Ngậm trong miệng khoảng 30s và nhổ ra
- Thực hiện liên tục cho đến khi hết dung dịch
- Đảm bảo rằng bạn không nuốt chúng
- Súc miệng với mật ong:
- Cho 2 muỗng cà phê mật ong vào khoảng 300ml nước
- Súc miệng với dung dịch này
- Súc miệng với lá trà xanh:
- Rửa sạch khoảng 2-3 lá trà xanh
- Vò nát và đun sôi với nước
- Chờ nước sôi, lượt bã trà ra
- Cho vào nước trà xanh một ít muối hột
- Khuấy tan và sử dụng dung dịch này để súc miệng
2.2. Thay đổi cách vệ sinh răng miệng
- Chải răng nhẹ nhàng
- Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm
- Cân nhắc sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm
3. Phòng ngừa ê buốt răng
Ông bà ta có câu: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Đối với bất kỳ căn bệnh nào, ngoài tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị, bạn cũng đừng bỏ sót cách phòng ngừa để đảm bảo bệnh không tái phát nữa nhé.
Một số mẹo giúp bạn phòng ngừa tình trạng ê buốt răng
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn thực phẩm có tính axit như: cam, chanh, quýt, soda, cà phê,… ;các thực phẩm nóng hoặc lạnh.
- Không nên chải răng ngay sau khi ăn, tốt nhất bạn nên đợi khoảng 30 phút.
- Cạo vôi răng định kỳ (ngăn ngừa tụt lợi).
- Không nên nhai nước đá hoặc dùng răng để cắn xé bọc thực phẩm, vỏ cua biển...
- Không nên lạm dụng nước súc miệng.
- Đến nha khoa để làm máng bảo vệ miệng nếu bạn có tật nghiến răng khi ngủ.
Ảnh minh họa miếng bảo vệ miệng (internet)
4. Kết luận
Nguyên nhân răng bị ê buốt đôi khi là do những hành động nhỏ nhặt hằng ngày của bạn. Nhưng dù như thế nào, bạn vẫn nên đến nha sĩ để thăm khám nếu tình trạng này kéo dài. Nhằm xác định rõ nguyên nhân và được điều trị kịp thời. Tránh để cơn ê buốt làm mất đi sự ngon miệng trong các bữa ăn. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Nguồn tham khảo: Webmd.com